Sau 1 thời gian sử dụng, bất cứ website nào cũng cần phải nâng cấp hoặc sửa lỗi để tương thích được với trình duyệt và các thiết bị truy cập. Khi website gặp lỗi sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới kinh doanh, chăm sóc khách hàng. Thêm vào đó, xu hướng thiết kế web cũng thường xuyên thay đổi, nên nâng cấp website là điều nên làm và cần thiết
Nếu bạn là người thường xuyên làm việc trên máy tính, thường xuyên truy cập các website để tìm kiếm thông tin chắc chắn bạn sẽ gặp nhiều website có giao diện thuộc hàng “trưởng lão” những năm 199x và đầu những năm 2000, khi Internet đang ở thời điểm đang phát triển, ngôn ngữ lập trình và công nghệ ứng dụng còn chưa tân tiến.
Xanga.com – giao diện năm 2007, đây là mẫu website cổ điểm được sử dụng khá nhiều. Thời điểm hiện tại họ đã thay đổi nhiều và đang chạy trên nền tảng mở wordpress
thành với phiên bản PC mà chưa có bản mobile, điều này cực kỳ bất tiện.
Một vấn đề nhiều doanh nghiệp gặp phải khi website của họ ngày một “lão hóa” theo thời gian thì tốc độ tải trang cũng giảm đáng kể. Nguyên nhân chính xuất phát từ công nghệ họ sử dụng không tương thích được với phiên bản hiện tại của các trình duyệt, một phần khác: sau nhiều năm sử dụng cơ sở dữ liệu của web ngày một phình to khiến cỗ máy thêm nặng nề.\
Tại sao nên thường xuyên nâng cấp sửa chữa website
Thông thường việc nâng cấp website định kỳ thường do các đơn vị thiết kế cho đơn vị đó đảm nhiệm, nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau khiến quá trình đó bị bỏ ngỏ. Khách hàng thì vẫn yên tâm website của mình vẫn tốt, vẫn “ngon” nên không cần để ý nhiều. Nếu bạn thường xuyên làm việc, theo dõi “sức khỏe” của website trên công cụ Google Webmaster Tool bạn sẽ thấy mọi chuyện không hề đơn giản như bạn nghĩ.
Một phần báo cáo của Google Webmaster Tool
Google thống kê những trang đạt yêu cầu và những trang gặp lỗi đang cần khắc phục. Nếu những lỗi trên không được khắc phục, thứ hạng website của bạn trên cỗ máy tìm kiếm Google sẽ giảm dần. Không những nó sẽ ảnh hưởng tới kinh doanh mà còn khiến nội dung website kém hấp dẫn với người truy cập. Nó giống như liều thuốc độc nhẹ, dần dần giết chết website của bạn mà bạn không nhận ra.